Nước mắm Nhị Lộc 20 độ đạm hiệu Con Cá Vàng

Giá buôn sỉ: Liên hệ  | Đề xuất giá
Mô tả

Nước mắm Nhị Lộc 20 đạm hiệu Con Cá Vàng

Đơn hàng:
1 Sản phẩm  ( Đơn hàng tối thiểu)
Mã Sản phẩm:
GC_23172
Tình trạng:
Đang còn hàng
Số lượng:
  (Số lượng bạn cần)

Nước mắm Nhị Lộc 20 đạm hiệu Con Cá Vàng

Mã sản phẩm: Thủy tinh
Nguyên liệu: Cá cơm
Dung lượng: 500ml
Tên sản phẩm: Nhị Lộc (thùng 6 chai)
Số lượng:
Giá tiền: Liên hệ

944156_1383143105234796_1445678703_n1

Mô tả:

NƯỚC MẮM 20 ĐẠM
Với nhãn hiệu NHỊ LỘC
Nguyên liệu chính gồm :
Nguyên liệu làm bằng cá và muối :
Cá là lọai cá cơm sọc than lớn , tươi
Muối : là lọai muối sạch , trắng có hàm lượng NaCl > 90 %
Công Ty không sử dụng các lọai cá tạp khác để chế biến nước mắm 20 đạm, chỉ sử dụng lọai cá cơm, tạo cho sản phẩm có màu đỏ đẹp, mùi thơm đặc trưng.
Dụng cụ chế biến nước mắm gồm những thùng gỗ, bể, mái, lu sành…, có nắp đậy, tránh bụi, ruồi nhặng. Sau thời gian > 12 tháng, mắm đã được ủ chín, hàm lượng Protid đã được phân giải hòan tòan thành Đạm Amin, thì tiến hành kéo rút. Nước mắm được nhỉ từng giọt từng giọt, sóng sánh, màu vàng rơm , qua hệ thống lắng lọc 3 lần , mới tiến hành đóng chai.

Sản phẩm nước mắm 20 đạm của Công Ty có ưu thế hơn dựa vào :
- Chất lượng đảm bảo theo TCVN- 1993, theo Chứng Nhận Tiêu Chuẩn Sản Phẩm Số 62/2007/YTBTh- CNTC của Sở Y Tế Bình Thuận
- Chất lượng nước mắm đảm bảo đúng hàm lượng ghi trên nhãn , là sản phẩm thật.
- Đảm bảo an tòan vệ sinh thực phẩm, không có hóa chất bảo quản , không có ure gây hại
- Thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp đã được đăng ký độc quyền tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ
* Đây là sản phẩm sản xuất theo quy trình tự nhiên, với số lượng không nhiều vì rất khó tạo ra sản phẩm nước mắm 20 N. Vì vậy có thể nói đây là sản phẩm độc đáo đại diện cho tinh túy của nước mắm Phan Thiết nói riêng và Việt Nam nói chung. Có thể nói đây là niềm tự hào của nước mắm hiệu “Con cá Vàng” mang nhãn hiệu “NHỊ LỘC”, nó mang đến cho người tiêu dùng giá trị đích thực của một sản phẩm nước mắm truyền thống, đồng thời cũng mang lại một giá trị dinh dưỡng rất cao cho người tiêu dùng, nhất là đối với trẻ em trong những bữa ăn hàng ngày
Cách sử dụng :
Nước mắm cốt 20 đạm được dùng để chấm với thịt, cá, rau
- Được dùng để ăn sống , dùng trong nấu nướng ( qua nhiệt )
Cách bảo quản :
- Nước mắm chứa trong chai, khi sử dụng xong phải đậy nắp kín
- Nước mắm muốn được bảo quản lâu, dụng cụ chứa bằng chai thủy tinh là tốt nhất

Nước mắm Phan Thiết là một thương hiệu nước mắm (nước cốt chiết xuất từ cá ngâm muối) ngon của tỉnh Bình Thuận, tỉnh cực nam của miền Trung Việt Nam.

Nước mắm đặc sản Phan Thiết

Lịch sử

Nước mắm Phan Thiết thuộc loại “lão làng” và đã có mặt ở hầu hết tại các thị trường trong nước. Nước mắm Phan Thiếtđã có từ thời Phan Thiết có tên là Tổng Đức Thắng (1809). Những nhà làm nước mắm khi đó đã làm được nhiều nước mắm và bán ở Đàng Ngoài.

Thùng lều – loại thùng dùng để làm nước mắm Phan Thiết

Cách làm

Nguyên liệu

Nước mắm Phan Thiết chủ yếu được làm từ cá cơm và muối hạt.

Có nhiều loại cá cơm như cá cơm sọc tiêu, cơm than, cơm đỏ, sọc phấn, phấn chì, cơm lép… nhưng ngon nhất là cá cơm than và sọc tiêu. Cá cơm, xuất hiện từ tháng tư cho đến tháng tám âm lịch, là loại cá nhỏ, con to chỉ bằng ngón tay út hay bằng chiếc đũa, nhưng phân rã thành mắm nhanh, nên thời gian thành nước mắm cũng ngắn. Tuy nhiên, nhiều nhà làm nước mắm lâu năm cho biết chất lượng còn phụ thuộc vào thời gian đánh bắt cá, nhất là cá tháng tám, con nào cũng đều béo mập thì nước mắm mới ngon và đạt độ đạm cao nhất.

Cách muối


Thùng chứa nước nắm

Được chia làm 2 cách để phân biệt

* Nước mắm làm bằng thùng (giống cách làm của nước mắm Phú Quốc và các vùng khác):

Cá cơm đánh bắt về được chọn lựa kỹ, bỏ những con to hay nhỏ quá hoặc không tươi. Khi muối, không rửa lại vì trước khi đem lên bờ, cá đã được rửa bằng nước biển. Người ta dùng loại thùng gỗ hình trụ gọi là thùng lều, cao 2 – 2,5 m, đường kính 1,5 – 2 m, dung tích từ 3-10 tấn để muối cá. Sở dĩ người ta phải dùng loại gỗ mềm như bằng lăng, mít, bờ lời để làm thùng là vì khi “niền” lại bằng dây song, chạy quanh mặt ngoài thân thùng, các mảnh gỗ được siết chặt vào nhau, không còn khe hở.

Ở khâu muối cá, tỷ lệ được áp dụng là 10 cá 4 muối, hay 3 cá 1 muối. Hai thành phần đó được trộn chung cho thật đều tay nhưng không được làm nát cá. Sau đó cho cá vào thùng lều. Có khi người ta lại xếp một lớp cá, một lớp muối hạt. Khi nào đầy thùng thì phủ lên trên một lớp cá kè đã được kết lại như tấm chiếu, rồi dùng nhiều thanh củi cài chặt lại. Thợ muối cá còn đặt lên trên mấy hòn đá to, tròn trịa và nhẵn thín để nén lớp cá bên dưới xuống.

Theo thời gian, chất nước từ cá ứ ra được dẫn ra ngoài qua một lỗ đục ở đáy thùng. Nước mắm không lấy một lần là dùng được mà phải lọc đi lọc lại. Cho nước đầu tiên thấm qua lớp cá rồi đi ra thùng hứng, làm như thế mỗi ngày một lần. Chừng năm hôm sau là nước “chín”, tức đã thành nước mắm.

* Nước mắm làm bằng lu (người Phan Thiết áp dụng phổ biến cách làm nước mắm bằng lu)

Cách này chỉ khác với nước mắm bằng thùng ở chỗ, nước mắm làm bằng lu vẫn theo cách làm giống hệt nước mắm bằng thùng. Tuy nhiên, khác nhau là những thùng lớn được thay bằng lu, thay vì để thùng trong nhà chờ thủy phân thì cách làm bằng lu là đem trực tiếp các lu ra ngoài nắng phơi trực tiếp.

Phân loại

Nước mắm có thể phân loại thành: “nước bổi”, “nước đục” và “nước nhỉ”. Nước bổi là nước muối, rửa cá lúc cá còn tươi. Nước đục là nước bổi đã đi qua lớp cá đã muối, màu nước đục nhưng vị đã ngon. Nước ép, hay nước nhỉ, là nước đục đưa vào thùng mắm cái, đóng lù lại vài ba hôm rồi cho mắm rỉ ra từng giọt, phải mất mươi hôm mới lấy hết nước. Đây là tinh hoa của nghề làm nước mắm. Nước trong veo màu hổ phách toả ra mùi thơm phức, có độ đạm 30 độ. Người ta đánh giá chất lượng nước mắm bằng cách ngửi hay nếm thử.

Khác biệt

Nước mắm Phan Thiết có hương vị đặc trưng bởi có thêm quá trình ủ dưới trời nắng và gió của vùng cực Nam Trung bộ. Tuy nhiên, đối với những người làm nước mắm lành nghề, họ vẫn nhận ra sự khác nhau rõ rệt giữa hương vị nước mắm mỗi vùng, mỗi làng nghề ở Phan Thiết:

* Khu vực phường Thanh Hải: thường thì du khách thích mua nước mắm ở đây vì nó có vị mặn thích hợp, màu rất đẹp (nhưng để lâu dễ bị xuống màu), nguyên liệu là cá cơm có pha thêm phụ gia. Sản phẩm sản xuất tại đây theo kiểu cơ sở hộ gia đình, được tiêu thụ tại thị trường TPHCM, Đồng Nai và tiêu thụ nội bộ. Tại đây còn sản xuất ra các sản phẩm gốc mắm như: mắm nêm, mắm tôm, mắm ruốc…

* Khu vực các phường trung tâm Phan Thiết và khu chế biến nước mắm Phú Hài: vị mặn nhất, sản xuất đại trà, sản phẩm bán tại các khu nghỉ dưỡng, cơ sở du lịch, siêu thị trên địa bàn Phan Thiết, thị trường mở rộng ra các tỉnh Miền Trung, Miền Bắc và xuất khẩu. Ngoài cá cơm ra, một số cơ sở còn dùng cá nục làm nguyên liệu (giống như nước mắm Nha Trang, Phú Quốc).

* Khu vực phường Hàm Tiến-Mũi Né: nước mắm tại khu vực này có thể nói là tốt nhất vì nguyên liệu làm từ cá cơm và không có phụ gia. Tuy nhiên, sản phẩm sản xuất ra rất hạn chế.

Cửa Hàng Nước Mắm Tứ Châu
Địa Chỉ: 12/25 Đường 49, Phường Hiệp Bình Chánh Quận Thủ Đức TP HCM
Email: [email protected]
Tel: +(084)8 6680 5598 – 0978 442 633 – 0907938779
( Giao Hàng Miễn Phí Trong Nội Thành TP HCM Và Ship Đi Các Tỉnh )


Sản phẩm nổi bật Ads by Gocom

  1. Home
  2. Nông nghiệp, Thực phẩm, vật nuôi, Đặc sản
  3. Đặc sản
  4. Đặc sản khác