Tài khoản Vàng


Email: [email protected]

ĐÂY MỚI LÀ TÂN CƯƠNG CHÍNH GỐC!

 

GIỚI THIỆU SẢN PHẨM CHÈ THÁI NGUYÊN CỦA HTX CHÈ MINH THU

Người dân Thái Nguyên mệnh danh nơi đây là cái nôi của đất chè Thái. Lưu truyền rằng, cây chè Thái, đặc biệt là vùng chè Tân Cương (thành phố Thái Nguyên) được ông Đội Năm (tên thật là Vũ Văn Hiệt) di thực về vùng này chè tân cương thái nguyên khoảng năm 1920-1922. Vườn chè cổ vẫn còn, nay đã 87 tuổi. chè thái nguyên Hiện Tân Cương có khoảng 400 ha chè đặc sản. Nhiều người sành uống trà đã từng nói: Tôi đã uống trà nhiều chè sạch thái nguyên nơi, nhưng chưa thấy thứ trà nào lại ngon như trà Tân Cương. Bởi trà Tân Cương có hương vị tự nhiên, màu nước xanh vàng, vị chát dịu, có hậu, vị ngọt còn lắng sâu trong vị giác người thưởng trà. Cũng có nhiều người nhận xét rằng: Trà Tân Cương phải được pha bằng thứ nước giếng lấy tại Tân Cương thì mới cảm nhận hết cái ngon của trà.
 

Qua kiểm tra hàng trăm kết quả thí nghiệm về đất, nước, khí hậu, các nhà khoa học đã khẳng định: Ngoài các yếu tố về trồng, tập quán canh tác thì bức xạ nhiệt là yếu tố quyết định tới chất lượng chè. Theo phân tích, lượng bức xạ hữu hiệu ở Tân Cương là 61,2 Kcal/cm2/năm, ở các vùng khác là 122,4 Kcal/cm2/năm, thấp hơn so với các vùng chè khác nên cho chè Tân Cuơng có chất lượng đặc biệt. Vì vậy, chè Thái Nguyên đã có mặt ở nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Pháp, Đài Loan, Trung Quốc, Ấn Độ, Cộng hoà Séc…

  

 

  

Tư liệu Hán Nôm về người được coi là “ông tổ chè” Tân Cương

Được sự giúp đỡ của ông Vũ Thuận, con trai cụ Đội Năm hiện đang sinh sống tại thôn Bình Định, xã Bình Sơn (thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên), chúng tôi đã sưu tầm được một số tư liệu Hán Nôm liên quan về cụ Đội Năm -  người được nhân dân Tân Cương coi là ông tổ nghề che tan cuong thai nguyen, xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Cụ Vũ Văn Hiệt sinh năm 1883, mất ngày 21 tháng 3 năm ất Dậu 1945, hưởng thọ 63 tuổi. Mộ cụ an táng tại nghĩa trang Đông Thái thuộc khu Âm hồn thị xã Thái Nguyên xưa. Ngày 2 tháng Chạp năm Bính Tuất năm 2006, con cháu đưa di hài cụ đặt tại gò đồi nghĩa trang thôn Bình Định, xã Bình Sơn.

Cụ Vũ Văn Hiệt sinh trưởng tại thôn Ngo, xã Bạch Sam, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Hồi nhỏ cụ sống tại gia đình có 7 anh chị em, 3 trai 4 gái. Lớn lên cụ tiếp thu giỏi nghề mộc, một nghề truyền thống của quê hương lúc bấy giờ. Cụ đã từng bươn trải sống bằng nghề mộc tại Hà Nội cũng như một số tỉnh lân cận.

Nhằm phục vụ cho cuộc chiến tranh thế giới lần thứ Nhất (1914 - 1918), chính quyền thực dân Pháp lúc bấy giờ đã huy động một số thanh niên Việt Nam có sức khỏe, có tay nghề cao vào lính và đưa sang Pháp phục vụ cho cuộc chiến. Do có tay nghề cao, nên cụ được người Pháp cho làm nghề tạo khuôn mẫu đúc các chi tiết của máy bay phục vụ cho quân đội Pháp và đồng minh tham chiến.

Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, cụ được chính quyền Pháp phong chức Thất phẩm đội trưởng, tặng thưởng huân chương Bắc đẩu bội tinh. Chính vì vậy mà sau này người dân trong vùng thường gọi cụ là cụ Đội Năm.

Cụ cùng một số người Việt khác được về nước như các cụ: Cựu Vận, Trương Lãm, Phó Doãn, Thủ Thư, Phó Thái, Đốc Lễ, Trương Tuyết, Mục Bứa… Chính quyền bảo hộ thực dân Pháp lúc bấy giờ đã cấp giấy phép, tiền… để khai khẩn vùng đất Tân Cương còn hoang vu và nghèo nàn lạc hậu này của tỉnh Thái Nguyên.

Năm 1921, làng xã Tân Cương chỉ có vài chục nóc nhà, người dân sống bằng nghề trồng lúa nước, trồng hoa mầu như: ngô, khoai, sắn… Trong vùng lúc bấy giờ có một số cụ giỏi chữ nho như cụ đồ Hai, cụ đồ Nhĩ, được cụ nghè Sổ Nguyễn Đình Tuân là quan án sát kiêm Tuần phủ đứng đầu tỉnh Thái Nguyên kết bạn. Do không muốn phụ thuộc vào xã lân cận, dân làng đã xin tách ra khỏi xã Đức Tân thành lập xã riêng, ông nghè chuẩn y cho thành lập xã riêng lấy tên là xã Tân Cương (bao gồm vùng đất Bình Định ngày nay).

Ngày 10/2/1922 (Nhâm Tuất), dân làng Tân Cương mời cụ nghè Sổ về cắm hướng xây dựng đình làng Tân Cương. Sau một năm thì đình làng được xây dựng xong, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng khẳng định vị trí chính thức của xã Tân Cương từ đó.

Ngày khánh thành đình làng, cụ nghè Sổ không về dự được nhưng đã cho lính khiêng về một bức hoành phi và đôi câu đối bằng chữ Nôm đặt ở đình:

Đại thắng lợi Thái Nguyên giàu đẹp muôn thuở

Tân Cương cường thịnh vạn vạn niên

Cuối năm 1922, được sự giúp đỡ của cụ nghè Sổ và quan tri huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, cụ Vũ Văn Hiệt cùng một số người khác sang tỉnh Phú Thọ lấy giống cây chè về trồng và phát triển trên vùng đồi thấp của Tân Cương. Do Tân Cương là vùng đất mới lại hợp khí hậu thổ nhưỡng nên cây chè đã phát triển nhanh chóng. Vài năm sau, cây chè đã trở thành cây công nghiệp chủ yếu giúp người dân Tân Cương. Cụ được cử làm Tiên Chỉ đầu tiên của làng. Năm 1925, cụ mở xưởng chế biến sao chè theo quy mô lớn bán công nghiệp, cho mở cửa hiệu bán chè tại thị xã Thái Nguyên với thương hiệu: Chè con Hạc. Chè nước xanh, cánh nhỏ, thơm ngon tinh khiết nổi tiếng cả vùng. Sau đó cụ cho đặt đại lý ở 3 kỳ: Bắc  Trung  Nam.

Năm 1935, cụ đưa chè về nhà đấu sảo ở Hà Nội (nay là Cung Văn hóa Hữu nghị) tham dự cuộc thi và được Giải nhất. Cũng từ đây thương lái là người ấn Độ, Trung Hoa… đã nhập hàng chục tấn chè mỗi năm đưa đi tiêu thụ.

Ngoài việc phát triển nghề chè Thái Nguyên, cụ còn chú trọng phát triển đường sá, phát triển thủy lợi như làm mương tưới tiêu, làm cọn lấy nước từ Sông Công lên phục vụ tưới tiêu cho đồng ruộng nhằm tăng năng xuất cây trồng.

Năm 1938, cụ cho xây dựng trường học đầu tiên của làng. Các giáo viên là người sở tại, một số người được cụ đưa từ quê Hưng Yên lên như các ông giáo Bùi Khắc Uý, ông Ngô Huy Võ… (Ông giáo Võ sau tự tử vì bị quy oan là địa chủ thời kỳ cải cách ruộng đất năm 1951 - 1952).

Để tỏ lòng kính trọng, người dân Tân Cương tặng cụ một bức hoành phi và đôi câu đối bằng chữ Hán như sau:

Quân tử Vũ Bản

Di dân bất dị phong di dân bất dị đồng tâm khai hóa khánh tương lai

Tụ nghĩa hà nan hướng tụ nghĩa hà nan nhất trí quán thấu minh thế viễn

Ngoài ra còn rất nhiều thơ ca của những người dân Tân Cương tự sáng tác thời đó cũng như sau này để ca ngợi công lao của cụ, ca ngợi sự đổi thay của Tân Cương.

Đặc biệt năm 1938, nhà thơ nổi tiếng Nguyễn Bính khi đến vùng đất chè Tân Cương này đã sáng tác bài thơ: Đường rừng chiều (tuyển tập thơ Nguyễn Bính -  NXBVH 1999).

Đồng thời để ghi nhận công lao của cụ trong việc phát triển nghề chè Thái Nguyên, phát triển sản xuất nông nghiệp vùng Tân Cương, chính quyền bảo hộ thực dân Pháp lúc bấy giờ đã tặng cụ Đội Năm Huân chương Minh nông bội tinh. Rất tiếc những kỷ vật của cụ đã bị thiêu hủy hoàn toàn khi giặc Pháp ném bom napan xuống Bình Định năm 1950. Tuy là chủ của một đồn điền trang trại nhưng cụ rất giàu lòng yêu nước. Từ những ngày đầu năm 1944 khi cách mạng Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, tại ngôi nhà của gia đình cụ ở phía Nam sườn Núi Guộc Tân Cương đã trở thành cơ sở tin cậy cho tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam cùng Bá Vân Bình Định hoạt động. Bà Nguyễn Thị Minh Tâm, hiện là cán bộ lão thành của tỉnh Hà Tây cũ đã viết: “Đầu năm 1944 đến tháng 8/1945, cụ Vũ Văn Hiệt đã dành cho tôi một phòng ở gác 2 nhà 2 tầng của cụ để ở, cất giấu tài liệu và là nơi hội họp với các đồng chí Đặng Văn Dũng, Nguyễn Văn Sĩ… Nhà của cụ còn là nơi gặp mặt móc nối liên lạc với những người Cộng sản bị giam cầm tại Căng Bá Vân như các đồng chí Trần Huy Liệu, Hoàng Kiên (tức Lê Đình Mô, sau này trở thành con rể của cụ), Nguyễn Thế Dị (cố Cục Trưởng Cục đường sông Việt Nam). Các con trai, con gái, con dâu, con rể đều tham gia tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945 tại Thái Nguyên”.

Rất tiếc, trước khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 nổ ra và thành công cụ đã bị cảm nặng và đột ngột qua đời vào ngày 21/3/1945 tại thị xã Thái Nguyên.

Cảm kích về những công lao đóng góp của cụ Đội Năm - Vũ Văn Hiệt, nhà nho Bùi Khắc úy (1884 -  1959) người xã Bạch Sam,  Mỹ Hào, Hưng Yên) đã soạn bài Văn tế, xin trích một só đoạn :

“Than ôi!

Quận Đồng Hỷ, sông Công đất lở, ngày mộ xuân bẵng trận mưa sầu

Rừng Thái Nguyên núi Guộc trời long, cây đại thụ đùng cơn gió đổ

Nhớ xưa tôn ông

Nếp nhà họ Vũ

Nết đất tài hoa tính trời đức độ

Thực tế đã ham, hư danh không mộ

Chấn hưng công nghệ, trí tung trời tranh thắng chốn đông đô

…Lên khai khẩn quốc gia công thổ, miền Y Na điền địa hoang vu

Vui đông niên đội ngũ doanh tiền, đồn tân ấp nhân dân sinh tụ

Người của có tính đường khai trí, mở học trường dậy học sinh

Cầu đò qua tiện lối thông cù, việc công ích đã nên công vụ

Nhà chế tạo, nổi danh dấu Hạc, chè Tân Cương nổi khắp ba kỳ

…Lại thăm nơi Bình Định di dân, chốn sơn điền nhân vật phồn vinh, tuổi đã thọ công kia càng thọ

Nhớ niên ngoái sen phô sắc thắm, những tưng bừng mừng gặp thăm quê

Ngờ độ này đào quyến gió đông, luống ngơ ngẩn buồn nghe tin phó

Chạnh nhớ đến trường Tân Cương thiết tưởng, tình quê hương mà nên nghĩa chủ tân…

Hiện nay còn nhiều cụ già ở Y Na, xã Tân Cương còn nhớ chi tiết cụ Đội Năm đi lại, hoạt động ở trong vùng, để lại những câu chuyện sau này trở thành truyền thuyết. Một câu chuyện rằng: cụ Đội Năm đã được thờ làm Thành Hoàng làng Y Na. Chúng tôi đã khảo sát địa điểm ngôi đình. Trước kia đình được xây dựng ở trước cửa chùa Y Na, hiện chỉ còn địa điểm, cái ao và giếng đình vẫn còn. Tôi đã đến xem cái giếng chỉ còn là cái vũng nhỏ cỏ năn mọc um tùm  xưa kia chính nó là long tỉnh (mắt rồng) của ngôi đình làng Y Na. Ngôi đình trong ký ức là ngôi nhà xây dựng thời nhà Nguyễn có 3 gian tường đầu hồi bít đốc mái lợp ngói. Một thời vang bóng cảnh đẹp hữu tình, chiến  tranh diễn ra đình bị tiêu thổ, đúng là Những năm đình đổ tan hoang/ Nào ai mà biết thành hoàng ở đâu? Nếu đích thị các vị cao niên làng Y Na khẳng định đình làng thờ tổ chè Tân Cương là ông Đội Năm thì lai lịch công trạng của ông càng có cơ hội làm rõ. Bởi con cháu của ông Đội vẫn còn sống ở làng Bình Định, xã Bình Sơn, thị xã Sông Công cách địa bàn xã Tân Cương một đoạn đường chim bay. Một chuyện khác, đình làng Tân Cương lại không thờ Đội Năm làm ông tổ cây chè Tân Cương mà thờ Tiến sỹ án sát kiêm tuần phủ tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Đình Tuân, người làng Sổ, xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang), một người có công giúp dân Tân Cương hợp thức hóa địa danh hành chính, công nhận xã Tân Cương là một đơn vị làng xã thuộc huyện Đồng Hỷ lúc bấy giờ. Điều này cũng trùng hợp với ghi chép trong Hương ước xã Tân Cương năm 1942. Một sự kiện khác bổ sung cho tên tuổi Tiến sỹ Nguyễn Đình Tuân là còn bút tích của ông tại văn bia di tích Đình Hàng Phố, phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên do chính ông soạn giúp nhân Đệ nhất hộ nhân dịp nhân dân sửa chữa đình làng năm 1935. Văn bia này hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Thái Nguyên.

Một số những thông tin tư liệu trên góp phần tưởng nhớ tôn vinh ông tổ nghề che thai nguyen tại Tân Cương.

HTX chè Minh Thu

Địa chỉ: Xóm Hồng Thái II, Xã Tân Cương, TP.Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

MST: 4601082886 - GPKD: 1707000043

  - Chi nhánh TP Thái Nguyên

Tài khoản Kế toán:  711A08671121 

Chủ TK: Đặng Thị Loan Phượng

CSKH: 0280.3757.000 - Kinh doanh: 0904.807.808 - 0944.899.009 - 0968.490.888

https://www.facebook.com/tancuongtea.com.vn

Sản phẩm

đã đánh giá

Tốt nhất
0
Rất tốt
0
Tốt
0
Trung bình
0
Không tốt
0

Hãy nói lên suy nghĩ của bạn.

Giúp đỡ mọi người với kinh nghiệm của bạn đã có tại đây!

Đăng một đánh giá

(Di chuột , sau đó click để đánh giá)
5000 Ký tự Đăng đánh giá

Đánh giá của HTX chè Minh Thu

Nội dung đang cập nhật...
  1. Home
  2. Nhà cung cấp
  3. Sản xuất và chế biến
  4. HTX chè Minh Thu